Working #1: Content là gì? Cách Phân biệt Content writer, Copy writer, Content creator

Hãy biết những điều căn bản của Content! Hôm nay mình có phỏng vấn một bạn ứng tuyển vị trí Content Writer có kinh nghiệm đi làm 1 năm nhưng thực tế một số kiến thức cơ bản về công việc này lại chưa rõ ràng lắm, đó là lí do hôm nay mình làm một loạt bài post về “Content là gì? Hướng dẫn Phân biệt Content writer, Copy writer, Content creator” nhằm cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất. Đây cũng là những kiến thức mình thu lượm được trong suốt quá trình làm việc nếu có sai sót hay cần bổ sung thêm thông tin hãy cho mình biết nhé!

  1. Content là gì?

Content là gì? Câu hỏi luôn là chủ đề muôn thuở hãy cùng Mai tìm hiểu nhé!

Thực tế khái niệm về chủ đề này khá là trừu tượng, Content để hiểu một cách cơ bản như sau:

  • Content là các nội dung, thông tin bổ ích, thông điệp -> được truyền tải đến cộng đồng, xã hội thuộc nhiều lĩnh vực -> được thể hiện dưới nhiều hình thức: video, báo chí, bài hát…
  • Content hiện nay được dùng để kể một câu chuyện hay quảng cáo sản phẩm dịch vụ

Tầm quan trọng của Content

  • Giúp cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
  • Truyền tải các thông điệp từ công ty đến đọc giả.
  • Thu hút sự quan tâm của khách hàng, giúp brand name đến gần hơn với khách hàng.
  • Giúp nâng cao, tạo niềm tin với khách hàng, tạo ra sự kết nối sẽ giúp khách hàng hứng thú hơn, không những thế còn có thế kết nối với các doanh nghiệp, mở rộng thị trường.
  • Tạo ra các trend, điều khiển hành vi của khách hàng bằng chính những content.

Các loại content phổ biến

Hiện nay mình đang làm cho một công ty về mảng giáo dục cụ thể là dạy các loại nhạc cụ hay bộ môn nghệ thuật (piano, guitar, ukulele, thanh nhạc…) cho đa dạng lứa tuổi do đó bằng chính quá trình làm việc tại đây mình thấy 1 số loại nội dung sẽ hiệu quả và áp dụng được vào công ty. Thực tế các nội dung này có thể áp dụng đa ngành nghề và mỗi ý có thể viết ra rất nhiều bài viết chất lượng, các bạn có thể tham khảo các loại content này để tránh “bí ý tưởng” nhé.

Đây là một vùng đất vô cùng rộng lớn mà người làm content chính là người khai khẩn mảnh đất đó. Bạn có thể thấy 1000 mẫu content, không biết bao nhiêu bài giới thiệu app viết content ngoài kia với những câu từ PR sẽ giúp bạn đỡ bí ý tưởng nhưng thực tế có như vậy không? Mỗi một lĩnh vực lại đòi hỏi sự nghiên cứu tìm tòi nhất định do đó viết content vừa dễ lại cũng vừa là sự thử thách.

  • Content giải trí:

    Đó có thể là một câu chuyện ngắn, hay nói những điều hiển nhiên hoặc thậm chí là những gì diễn ra mọi ngày. Những loại nội dung này giải trí thường nhận được nhiều lượt tương tác và lượt chia sẻ, giúp thương hiệu doanh nghiệp lan truyền rộng hơn mà không mất nhiều chi phí.

  • Content cung cấp thông tin:

    Mục đích giúp cung cấp thông tin về sản phẩm và những giải pháp đi kèm. Content cung cấp thông tin rất dễ tiếp cận với khách hàng mục tiêu và thỏa mãn nhu cầu của họ.

  • Content tiện ích:

    Mục đích giúp người đọc hay khách hàng gia tăng kiến thức về 1 lĩnh vực nào đó. Chính vì thế doanh nghiệp cần đầu tư nghiêm túc, trình bày chuyên nghiệp, đưa ra những giải pháp giá trị vì nó giúp khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp. Từ đó giúp khách hàng có được những trải nghiệm hữu ích và khẳng định được giá trị của doanh nghiệp

Ứng dụng  để tạo ra ý tưởng nội dung mới cho công ty

  1. Chi tiết dịch vụ:

    Tại đây người viết content phải trả lời được các câu hỏi:

  • Tại đây có dịch vụ gì? Tại sao tôi cần dịch vụ này?
  • Giá cả dịch vụ như thế nào? Chi tiết dịch vụ ra sao? CSVC như thế nào?
  • Môi trường ở đây ra sao? CSKH như thế nào, nhân viên có thân thiện không?
  • Khóa học có phù hợp với khách hàng không?
  • Khách hàng đã sử dụng dịch vụ cảm thấy như thế nào? (trải nghiệm khách hàng)
2. Thương hiệu: tạo sự tin cậy với khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh và đặc biệt giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu để lựa chọn cách truyền đạt qua ngôn từ sao cho phù hợp.
  • Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
  • Làm nổi bật được sứ mệnh của thương hiệu.
  • Khảo sát, nghiên cứu đối thủ, các thương hiệu cùng ngành để đưa ra hướng đi phù hợp.
  • Nhấn mạnh tới các lợi ích mà thương hiệu bạn đem lại cho khách hàng
3. Sale – Chương trình khuyến mại
  • Các chương trình khuyến mại đưa ra phù hợp trong từng giai đoạn.
  • Các dịp lễ tết, ngày kỉ niệm trong năm.
4. Xu hướng nghệ thuật:

Cập nhật xu hướng trên các nền tảng mạng xã hội (online) kết hợp offline để tăng sự thu hút của khách hàng, hiện nay trên nền tàng Tiktok các video viral khá nhanh nhưng cũng hết xu hướng rất nhanh nên cần thay đổi linh hoạt.

5. Kiến thức chuyên môn:

Nên truyền đạt những kiến thức ngắn gọn, dễ hiểu và có tính ứng dụng cao (nên lấy trong giáo trình để đảm bảo sự chính xác) khi viết content về kiến thức chuyên môn.

Phân biệt Content writer, Copy writer, Content creator

Bạn đã biết cách phân biệt các vị trí content chưa?

1. Content writer:

Là người viết nội dung, tạo ra nội dung (chữ) nhằm mục tiêu marketing. Content writer giúp truyền đạt nội dung đến đọc giả một cách dễ hiểu.

2. Content Creator:

Là Người sáng tạo nội dung tạo ra giá trị cho 1 nhóm đọc giả. Content Creator tạo ra nội dung để thu hút đọc giả và từ đó tạo ra một tệp đối tượng khách hàng và công ty sẽ sử dụng tệp đối tượng khách hàng đó với mục tiêu của marketing. VD: beauty blogger, vlogger, tiktoker… Vid dụ: mình đang viết blog cho các bạn thì mình cũng chính là 1 Content Creator.

3. Copy writer:

Là người viết quảng cáo, mô tả sự vật hiện tượng theo cách độc giả thích (yếu tố cảm xúc).

4. Copy Writing:

Là việc viết quảng cáo. Phần văn bản trong mẫu quảng cáo được gọi là copy và công việc của 1 Copy Writer là viết ra những điều đó.

Một số ưu, nhược điểm khi làm tại công ty Start – up

Điểm mạnh điểm yếu khi làm content tại start - up?

Là một công ty start-up  do đó vị trí content rất quan trọng, đây chính là cầu nối giữa công ty và khách hàng. Hiện nay, sinh viên mới ra trường luôn đứng trước câu hỏi lớn “Nên làm cho công ty start – up hay công ty lớn” vấn đề này không chỉ riêng với nghề content mà hầu như tất cả những nghề khác đều gặp phải. Bằng trải nghiệm của mình đã từng làm cho công ty nhỏ và làm cho công ty lớn là Tiki, cá nhân mình thích làm việc tại môi trường start up hơn.

Ưu điểm

Đương nhiên khi bạn chọn làm tại start up bạn sẽ phải khiêm các vị trí đa dạng khác nhau. Có đôi lúc bạn sẽ là content writer viết bài trên các page, có lúc sẽ là copy writer viết quảng cáo và cũng có lúc sẽ là content creator luôn; chính bởi vậy bạn sẽ được trải nghiệm và có kinh nghiệm tại nhiều vị trí khác nhau giúp bạn hiểu rõ hơn điểm mạnh của bản thân. Hơn hết mình cảm thấy mình được tự do sáng tạo, thử cái mới và phát triển điểm mạnh của bản thân hơn khi làm tại một môi trường nhỏ.

Nhược điểm

Song song với các điểm mạnh thì hiển nhiên luôn tồn tại những điểm yếu, với công việc content mình nhận ra một số vấn đề sau:

  • Viết theo bản năng: thực tế không phải công ty start – up nào cũng có riêng bộ phận viết content do đó có thể bạn sẽ không được training một cách ỹ lưỡng và sẽ viết theo bản năng rất nhiều.
  • Quy trình chưa hoàn thiện: content là một nghề khó, làm dâu trăm họ do đó khi quy trình chưa được hoàn thiện cũng gây trở ngại cho công việc. Tuy nhiên phần lớn sau này chính bạn hoặc những người đã và đang ở vị trí như bạn sẽ là người xây quy trình.
  • Lương khởi điểm có thể sẽ hơi thấp điều này cũng ảnh hưởng khá nhiều nên bạn cân nhắc kỹ nhé.

Ý tưởng content

Cách mà mình thường dùng để có nhiều ý tưởng đó là viết mọi lúc mọi nơi, mình rất hay cầm điện thoại do đó khi bất chợt nghĩ ra idea nào đó sẽ take note ngay, đó là thói quen của mình và nó giúp mình cải thiện kỹ năng viết và sự đa dạng từ ý tưởng khá nhiều. Ngoài ra các bạn có thể tìm kiếm idea từ chính sản phẩm, khách hàng, từ sách vở…:

  • Tìm kiếm idea từ chính sản phẩm
    • Giá cả
    • Chất lượng
    • Tính năng
    • Lợi ích lý tính
    • lợi ích cảm tính
    • Công nghệ
    • Chính sách hỗ trợ, cskh
    • Khuyến mãi,
    • đối tượng
    • Thành tựu, kinh nghiệm
    • KOLs
    • Trách nhiệm
    • đội ngũ lãnh đạo
  • Tìm ý tưởng từ khách hàng
    • Tìm mối quan tâm, sở thích của khách hàng; có thể không lq trực tiếp đến sản phẩm nhưng là ý tưởng để viết.
    • Khách hàng thích gì viết về cái đó
    • Phản hồi từ khách hàng
  • Tìm cảm hứng từ đối thủ
  • Làm mới ý tưởng cũ: viết dưới nhiều dạng khác nhau: khảo sát, top lists, phỏng vấn’
  • Liên tưởng ngẫu nhiên: từ khóa chính và từ khóa ngẫu nhiên→tìm ra sự giống và khác nhau
  • Sáng tạo tự thân: tự dưng có idea
  • Sáng tạo từ cảm hứng: ví dụ đọc sách xong có rất nhiều idea

TỔNG KẾT

Content là nội dung nhưng không phải nội dung nào cũng là content. Content các bạn truyền tải cần thực sự hữu ích. Thực tế nhiều bạn viết content theo bản năng, điều này không xấu, nhưng về lâu về dài khó duy trì và phong độ có khả năng sẽ thất thường do đó hãy trau dồi thêm nhiều kiến thức mới mẻ để việc viết sẽ hiệu quả hơn nhé! Cảm ơn bạn, chúc bạn một ngày tốt lành.

———————————————————————

Mời bạn ghé thăm một số bài Posts của mình:

  1. All Posts
  2. Feelings #1 Scare: Tại Sao Lại Niềng Răng?

  3. Feelings #2 Cáu: Ăn Gì Khi mới niềng răng?

  4. Feelings #3 Wonderful: CHỈ VỚI 1 TRIỆU – Những dụng cụ giúp quá trình niềng răng dễ dàng hơn!

| Rất mong những tài liệu trên có thể giúp đỡ bạn trong quá trình làm việc tại công ty. Chúc bạn làm việc thật hiệu quả!|